Yến sào là loại thực phẩm bổ dưỡng và hầu như phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng cũng có thể gây hậu quả khôn lường. Hãy cùng chúng tôi xem lại những sai lầm phổ biến khi sử dụng Yến sào nhé!
Dùng Yến sào khi đã có bệnh
Sẽ thật sai lầm nếu bạn cho rằng chỉ nên sử dụng yến sào khi bị bệnh. Bởi yến sào còn là thực phẩm dành cho cả những người khỏe mạnh, giúp họ duy trì thể lực dẻo dai, bền bỉ, phòng ngừa ốm đau bệnh tật.
Đối với những người này, việc sử dụng yến sào thường xuyên theo tiêu chuẩn điều độ sẽ đem lại hiệu quả lâu dài trong tăng sức đề kháng, khi ốm cơ thể sẽ tự phục hồi nhanh chóng hơn chỉ dùng khi bị bệnh.
Bên cạnh đó một số người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính đi kèm với sốt thì lại không nên sử dụng yến sào. VD như : sốt, cảm cúm, đau đầu, đau bụng do hàn, đầy bụng, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm đường tiết niệu, ho nhiều đờm trong và loãng,…
Ăn Yến sào quá nhiều
Sai lầm thường gặp nhất khi ăn yến sào đó là cho rằng việc ăn càng nhiều yến sẽ cung cấp càng nhiều chất dinh dưỡng giúp sức khỏe tăng cường và phục hồi nhanh chóng. Nhưng trên thực tế lại cho thấy, đối với người ốm bệnh, người già sức yếu việc nạp vào cơ thể quá nhiều yến sào sẽ khiến việc tiêu hóa bị trì trệ, gây triệu chứng khó chịu, đầy bụng.
Tại sao lại như vậy? Lí do chính là do cách sử dụng khi có bệnh như đã đề cập phía trên. Ngoài ra, theo các chuyên gia về yến sào chia sẻ: “Yến có chứa thành phần đạm cao, mà cơ thể thì không thể chuyển hóa và hấp thu được lượng đạm quá lớn. Nếu cơ thể không hấp thụ được hết sẽ gây nên những biểu hiện khó tiêu, bụng bị đầy hơi” …
Bởi vậy chúng ta cần có nhận thức đúng khi sử dụng yến sào theo hướng lâu dài và khoa học. Người khỏe có thể ăn 5 gram/ lần, tuần sử dụng tối đa 3 lần và . Nhưng đối với người bệnh thì chỉ nên ăn khoảng 3 gram yến sào/ lần, 1 tuần 2 lần là hợp lý.
Dùng Yến sào sai thời điểm
Ăn yến sào sai thời điểm sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong yến giảm đáng kể. Vì vậy bạn hãy ăn yến sào vào 1 trong 2 thời điểm vàng sau đây: một là sáng sớm khi mới dậy, dạ dày còn đang trống nên việc tiêu hóa yến sào sẽ tốt hơn, hai là bạn có thể ăn vào buổi tối sau khi ăn tối khoảng 2 tiếng (ăn trước lúc đi ngủ) lúc này dạ dày sẽ hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Vận động mạnh ngay sau khi sử dụng Yến sào
Có thể nói tập thể dục thể thao là một thói quen tốt và lành mạnh mà chúng ta cần rèn luyện mỗi ngày, nhưng nếu không sắp xếp thời gian hợp lý mà lại vận động và luyện tập sau khi ăn yến sào không chỉ khiến cho hệ tiêu hóa gặp vấn đề, dễ dẫn đến đau dạ dày, mà còn khiến cơ thể toát mồ hôi nhiều. Trong đó việc điều tiết mồ hôi không chỉ đào thải độc tố trong cơ thể mà còn vô tình khiến cho các dinh dưỡng được hấp thụ từ yến sào bị đào thải cùng.
Chưng Yến sào quá lâu
Chưng yến là cách chế biến yến sào vừa đơn giản lại vừa ngon, nhưng bạn cũng lưu ý về thời gian chưng yến chỉ nên từ 25 – 30 phút mà thôi. Với thời gian này, sợi yến sẽ chín tới, vừa mềm vừa dai, chất dinh dưỡng được lưu giữ trọn vẹn. Còn nếu chưng yến quá lâu thì không chỉ khiến yến bị nhão, chất dinh dưỡng do tác động nhiệt độ cao cũng bị mất dần.
Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu sử dụng Yến sào
Mang thai là một vấn đề trọng đại và ý nghĩa lớn lao không chỉ riêng người mẹ và cả gia đình. Dù yến sào là thực phẩm đại bổ, tuy nhiên bà bầu khi sử dụng yến sào cần cân nhắc kỹ lưỡng. Trong thời gian 3 tháng đầu mới mang thai, bà bầu nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng yến sào. Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu hoàn toàn có thể dùng yến để tăng sức đề kháng, phục hồi thể trạng sau ốm nghén, ngăn ngừa mệt mỏi.